Ngụy biện logic Cá trích đỏ

Là một dạng ngụy biện, cá trích đỏ thuộc một trường hợp khái quát liên quan đến sai lầm. Không giống như hình nộm rơm, dùng để bóp méo, gây hiểu nhầm về vị trí của các bên tham gia,[2] cá trích đỏ là một chiến thuật mang tính nghi binh, dù kết quả cuối cùng có thể dẫn đến một thứ gì đó không liên quan.[3] Theo Từ điển tiếng Anh Oxford, một thủ pháp cá trích đỏ có thể là cố ý, hoặc vô ý; nó không nhất thiết là một ý định có ý thức để đánh lừa.

Ngụy biện cá trích đỏ là một dạng ngụy biện theo đó người nói đưa ra một vấn đề chẳng liên quan gì đến chủ để đang tranh luận. Một ví dụ cho dạng ngụy biện này như sau: "Chúng ta nên nâng cao các tiêu chuẩn học tập cho sinh viên. Sở dĩ tôi đề xuất việc này là vì chúng ta đang gặp khủng hoảng tài chính, và anh không muốn điều này ảnh hưởng đến tiền lương của nhân viên chúng ta phải không?". Vế thứ hai của câu rõ ràng không hề liên quan đến chủ đề tranh luận.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cá trích đỏ http://www.oed.com/view/Entry/160314 https://books.google.com/books?id=Ikp2dGWT5O4C&pg=... https://books.google.com/books?id=RUXdoqa4wBAC&pg=... https://books.google.com/books?id=iePi5FO-bxAC&pg=... https://books.google.com/books?id=noTRMjASamEC&pg=... https://archive.org/details/dictionaryoflite0000du... https://archive.org/details/dictionaryoflite0000du... https://web.archive.org/web/20131009041159/http://... https://web.archive.org/web/20131009041201/http://... https://web.archive.org/web/20150924085502/http://...